Combo bao gồm:
_ 3 pin zin, sạc rời + cáp
_ Thẻ SDXC 128gb
_ Lồng sắt, eyecup, che hotshoe
_ Tuỳ chọn: ngàm Sigma MC-11 free (nếu cần – khi thuê chung lens Canon)
Giới thiệu Sony A7 mark III
Những hình ảnh và đặc điểm bên ngoài của A7iii
Mặt trước của A7iii không có sai khác đáng kể so với A7ii
Mặt sau của A7iii gần như giống hệt A7Riii: màn hình cảm ứng chạm, joystick để điều hướng, nút AF-ON và AEL tách biệt, nút quay phim đặt bên dưới EVF)
Mặt trên của máy ảnh cũng khá giống A7Riii: vòng xoay không có nút khóa ở giữa, vẫn còn chế độ SCN và thiếu 1 chế độ chụp số 3 so với A7Riii. Bên trái các bạn có thể thấy ký hiệu 4K SteadyShot INSIDE thể hiện khả năng quay video 4K. Ký hiệu T* trên cạnh EVF cho thấy ống ngắm đã được tráng phủ tốt hơn A7ii.
Pin dung lượng cao NP-FZ100 và hai khe cắm thẻ nhớ (nguồn: http://www.trustedreviews.com)
Giắc cắm mic bên trái body A7iii (nguồn: http://www.trustedreviews.com)
Giắc cắm headphone và cổng HDMI ở bên trái body A7iii (nguồn: http://www.trustedreviews.com)
Cổng USB 3.1 và 2.0 ở bên trái body A7iii (nguồn: http://www.trustedreviews.com)
Ảnh thực tế A7iii với ống kính GM 24-70mm f/2.8 (nguồn: ephotozine)
So sánh bề ngoài A7iii với A7ii
Từ góc nhìn phía trước, hai máy ảnh A7ii (bên trái) và A7iii (bên phải) rất giống nhau, chỉ khác một chút về cách bố trí vòng xoay và nút bấm. A7iii cũng có thân máy và handgrip dày hơn A7ii (nguồn: http://www.trustedreviews.com)
Từ mặt trên, rõ ràng A7iii có độ dày lớn hơn A7ii khá rõ, giúp thao tác máy dễ hơn với các ống kính to, nặng (nguồn: http://www.trustedreviews.com)
Mặt sau máy ảnh là nơi có nhiều khác biệt đáng kể nhất giữa hai máy ảnh: vòng xoay tùy chọn của A7iii có đường kính lớn hơn A7ii, có joystick và nhiều nút được bố trí lên mép trên nơi ngón cái có thể dễ dàng tiếp cận (nguồn: trustedreviews)
Các đặc điểm chính quan trọng của A7iii
Chất lượng hình ảnh cao với cảm biến CMOS Exmor R BSI 24,2 MP
Cảm biến BSI lần đầu tiên được Sony trang bị cho A7Rii (Exmor R) và sau đó nâng cấp lên cảm biến dạng stack để tăng tốc độ xử lý và truyền dữ liệu trong chiếc máy ảnh cao cấp nhất là A9 (Exmor RS). So với các cảm biến CMOS thông thường thì Exmor R có khả năng nhận sáng tốt hơn và làm tăng chất lượng hình ảnh, khả năng khử noise trong điều kiện thiếu sáng. Đặc biệt là cảm biến BSI / Exmor R cũng khắc phục được vấn đề tối góc và color shift khi dùng các ống kính có thiết kế khoảng cách ngắn tới cảm biến như ống kính rangefinder. Được trang bị cùng một cảm biến giống như A7Riii nhưng có khả năng phân giải thấp hơn (24,2 MP so với 42,4 MP của A7Riii) và tích hợp công nghệ front-end LSI (với rất nhiều transistor ngay dưới cảm biến để tăng tốc quá trình xử lý tín hiệu của bộ xử lý hình ảnh Bionz X) nên A7iii có tốc độ xử lý tín hiệu nhanh gấp 2 lần A7ii. Dải ISO 100-51200 (mở rộng thành 50-204800) cũng là hệ quả của việc kết hợp Exmor R, front-end LSI và bộ xử lý hình ảnh Bionz X cải tiến. Theo Sony thì chất lượng hình ảnh được cải thiện 1,5 stop so với A7ii (nghĩa là mức độ khử noise của A7iii có thể tốt hơn A7ii 1,5 stop). A7iii cũng là máy ảnh Sony thứ hai có dynamic range (DR) đạt 15 stop (sau A7Riii), giúp hình ảnh có độ tái tạo màu chính xác và trong dải ánh sáng rộng, giúp màu da khi chụp chân dung hay dải màu rộng khi chụp phong cảnh được tái hiện gần với thực tế hơn. Giá trị DR lớn cũng là yếu tố quan trọng giúp quá trình hậu kỳ dễ dàng hơn và giảm thiểu lượng thông tin bị mất.
Giống như A7Riii, chiếc máy ảnh này cũng có khả năng chụp ảnh RAW 14-bit không nén ngay cả khi chụp silent và chụp liên tục, cùng với hệ thống chống rung 5 trục trên máy (IBIS), bạn có thể lợi được 5 stop về tốc độ chụp, ví dụ như phơi sáng ngắn khi cầm tay mà không cần phải dùng tripod.
Hình minh họa cho chất lượng ảnh tại ISO 1600 và ISO 6400
Cải tiến đáng kể về tốc độ và hiệu quả lấy nét tự động
Có thể nói là A7iii đã được Sony bê nguyên hệ thống lấy nét của A9 vào thân máy của A7Riii. Chiếc máy ảnh này mặc dù được gọi là “cơ bản” nhưng vẫn được trang bị tới tận 693 điểm lấy nét theo pha (PDAF) và 425 điểm lấy nét theo tương phản (CDAF), phủ rộng 93% diện tích cảm biến. Bạn sẽ không phải đắn đo với việc phải lấy nét vào chính giữa hình sau đó bố cục lại hay lo lắng hình ảnh được nhận dạng qua hệ thống AF tự động chợt thoát ra khỏi khung hình. Tốc độ xử lý tín hiệu nhanh giúp A7iii có khả năng lấy nét nhanh hơn A7ii gấp 2 lần trong điều kiện thiếu sáng và tốc độ bám chuyển động (tracking) cũng được cải thiện nhanh hơn 2 lần. Điều này giúp máy ảnh bắt kịp các chuyển động bất ngờ mà các máy ảnh thế hệ trước không làm được.
Mặc dù cũng được trang bị khả năng nhận dạng mắt Eye AF, song với bản A7ii thì Eye AF chỉ hoạt động được ở chế độ lấy nét đơn AF-S, còn với A7iii thì Eye AF hoạt động được với AF-C, thậm chí là với ống kính ngàm A khi dùng qua ngàm chuyển LA-EA3. Khả năng của Eye AF cũng được cải tiến so với các máy ảnh trước và có thể nhận dạng từ rất xa (như các bạn có thể xem ở video minh họa của Jason Lanier ở bên dưới).
Bên cạnh khả năng lấy nét rất tốt thì bạn còn có thể dễ dàng thay đổi điểm lấy nét bằng màn hình cảm ứng. Đây cũng là màn hình cảm ứng thứ hai xuất hiện ở các máy ảnh trong series A7 và chắc chắn sẽ trở thành tiêu chuẩn mới trong các máy ảnh về sau. Cùng với màn hình cảm ứng là nút điều hướng joystick giúp các bạn chọn điểm lấy nét rất nhanh khi đang ngắm qua ống ngắm điện tử.
Mật độ điểm AF dày đặc của A7III (màu xanh lá cây là điểm PDAF, màu xanh da trời là điểm CDAF)
Tốc độ để bắt nét chính xác tất cả những khoảnh khắc quan trọng
Không những có số điểm lấy nét dày đặc mà A7iii còn có hệ thống màn trập cải tiến của A9, đi cùng với bộ xử lý hình ảnh nhanh giúp máy ảnh có thể chụp liên tục 10 khung hình / giây với đầy đủ chức năng AF/AE, tracking, flash, bất kể dùng màn trập cơ hay màn trập điện tử. Chế độ chụp liên tục này được hỗ trợ bởi bộ lưu đệm lớn giúp các bạn chụp được liên tục 177 ảnh JPEG, hoặc 89 ảnh RAW nén hay 40 ảnh RAW không nén trong một lần chụp. Đây là một con số rất lớn khi nhớ rằng đây chỉ là một máy ảnh được Sony xếp vào mức trung bình. Mặc dù không thể đạt tới mức chụp liên tục mà không bị nháy hình (black out) như A9 nhưng A7iii vẫn có thể chụp liên tục được 8 khung hình / giây ở chế độ live view (Hi+) với độ trễ rất thấp trên LCD hay EVF (chỉ có thẻ SDXC UHS-II mới có thể dùng chế độ chụp nhanh này).
Giống như A7Riii, A7iii cũng cho phép bạn truy cập thay đổi các tùy chỉnh trong máy khi chờ file nạp vào thẻ nhớ. Trong điều kiện chụp liên tục thì đây là một cải tiến rất hữu ích, giúp bạn tận dụng được thời gian và thay đổi tùy chọn kịp thời để theo kịp các thay đổi trong điều kiện chụp. Sony còn hỗ trợ thêm chức năng anti-flicker giống như A9 và A7Riii để giúp máy nhận ra các tần số ánh sáng nhân tạo không liên tục (như đèn huỳnh quang) để hạn chế hiện tượng banding khi chụp trong các điều kiện này (hiện nay anti-flicker nhận được tần số ánh sáng 100 và 120 Hz).
Quay phim 4K chất lượng cao
Khả năng quay phim đã được nâng cấp từ 1080p lên 4K ở A7iii (3840 x 2160 pixels) nhận thông tin từ toàn bộ bề ngang cảm biến full frame. Ở chế độ quay phim, máy ảnh sử dụng hoàn toàn thông tin pixel (full pixel readout binning) để nhận 2,4 lần lượng thông tin cần thiết cho video 4K (downsampling từ 6K xuống 4K) để đạt chất lượng hình ảnh và độ sâu màu cao. Trong khi đó, với A7Riii thì máy downsampling từ video 5K xuống 4K nên chất lượng hình ảnh của video quay bằng A7iii sẽ tốt hơn A7Riii và hiệu ứng rolling shutter cũng hạn chế hơn.
Picture profile HLG (Hybrid Log-Gamma) cũng được bổ sung vào A7iii để hỗ trợ quay phim HDR, tương thích với các TV có chế độ HDR. Cả hai chế độ S-Log2 và S-Log3 đều có mặt trên A7Riii để tăng độ linh hoạt khi xử lý màu cho video (cùng với chức năng Zebra và hiển thị Gamma, proxy recording). A7iii cũng có khả năng quay phim full HD ở tốc độ 120 fps (100 Mb/s) cho phép xử lý thành video slow motion 4x hay 5x với độ phân giải full HD và AF tracking.
Nâng cấp độ bền, thiết kế và khả năng tùy biến của thân máy
A7iii được trang bị nhiều chức năng đã từng xuất hiện trong hai máy ảnh cao cấp A9 và A7Riii, bao gồm: hai khe cắm thẻ nhớ (một khe cắm UHS-I và 1 khe cắm UHS-II), pin trữ lượng cao NP-FZ100 có thể chụp được liên tục 710 tấm ảnh (khi dùng LCD). Theo tiêu chuẩn của CIPA thì đây cũng là pin máy ảnh có trữ lượng điện cao nhất thế giới, gấp 2,2 lần pin NP-FW50 dùng cho các máy ảnh cũ của Sony.
Để hỗ trợ khả năng tùy biến theo người dùng, A7iii có chức năng “My Menu” có thể lưu trữ 30 tùy chọn khác nhau để bạn có thể mở ra ngay tức khắc khi cần thiết và 81 chức năng có thể gán cho 11 nút bấm tùy biến để phù hợp với thói quen sử dụng của bạn.
So với A7ii thì A7iii cũng có cải tiến đáng kể ở ống ngắm điện tử khi sử dụng XGA OLED Tru-Finder™ EVF như A7Riii, với lớp tráng phủ T* và chất lượng hình ảnh cao, trung thực, làm rút ngắn khoảng cách giữa ảnh bạn nhìn thấy qua ống ngắm và ảnh chụp thực tế. Việc chuyển file ảnh qua các thiết bị và sự linh động trong khả năng sạc điện qua cổng USB (ngay khi đang chụp) cũng được hỗ trợ thông qua cổng USB tốc độ cao 3.1 (type C) và khả năng truyền tin sang server FTP qua Wifi. Khả năng chống chịu thời tiết (bụi, ẩm, nhiệt độ cao) của A7iii cũng không thua kém gì A9 hay A7Riii (các bạn có thể xem ở video đánh giá của Jason Lanier).
So sánh đặc điểm kỹ thuật của A7iii – A7Rii – A7ii
Sony A7 mark III | Sony A7R mark III | Sony A7 mark II | |
---|---|---|---|
Hệ máy | Mirrorless ngàm Sony FE | ||
Kích cỡ cảm biến | Full frame 35,9 mm x 24 mm | ||
Khả năng phân giải | 24,2 MP | 42,4 MP | 24,3 MP |
Pixel pitch | 5,93 micron | 4,51 micron | 5,93 micron |
Loại cảm biến | Back-illuminated CMOS sensor (BSI) EXMOR R | CMOS | |
Chống bụi cảm biến | Có lớp filter chống bụi trên cảm biến | ||
Bộ xử lý tín hiệu hình ảnh | Bionz X (xử lý tín hiệu nhanh gấp 2 lần A7ii) | Bionz X (xử lý tín hiệu nhanh gấp 1,8 lần A7Rii) | Bionz X |
Kích thước thân máy | 127 x 99,1 x 76,2 mm | 126,9 x 95,6 x 73,7 mm | 127 x 96 x 60 mm |
Chất liệu thân máy | Hợp kim Magie | ||
Trọng lượng thân máy | 652 g (kể cả pin) | 657 g (kể cả pin) | 556 g (kể cả pin) |
Filter AA (anti-aliasing) | Không có | Không có | Có |
Chống rung trên thân máy | Chống rung 5 trục (giảm tối đa 5 stop) | Chống rung 5 trục (giảm tối đa 5,5 stop) | Chống rung 5 trục (giảm tối đa 4,5 stop) |
Hệ thống lấy nét | Hybrid AF | ||
Số điểm lấy nét | 693 điểm lấy nét pha trên cảm biến (OSPDAF) 425 điểm lấy nét tương phản (CDAF) |
399 điểm lấy nét pha trên cảm biến (OSPDAF) 425 điểm lấy nét tương phản (CDAF) |
117 điểm lấy nét pha trên cảm biến (OSPDAF) 25 điểm lấy nét tương phản (CDAF) |
Eye AF | Có (hoạt động được với cả AF-C và hỗ trợ với ống kính ngàm A dùng qua LA-EA3) | Có (nhanh gấp 2 lần A7Rii và hỗ trợ với ống kính ngàm A dùng qua LA-EA3) | Có (nhưng chỉ hoạt động với AF-S) |
Độ bao phủ của điểm AF | 93% khung hình | 68% khung hình | 30% khung hình |
Mức nhạy sáng thấp nhất của AF | -3 EV (với f/2 lens) | -3 EV (với f/2 lens) | -1 EV (với f/2 lens) |
Tốc độ chụp liên tục | 10 fps (với chức năng AF và AE cùng flash) dùng màn trập cơ hoặc điện tử | 5 fps (AF/AE/flash) dùng màn trập cơ hoặc điện tử | |
Focus peaking | Có (trong mọi chế độ chụp và quay phim) | ||
Chớp hình khi chụp liên tục | Có | ||
Chụp không tiếng động (silent mode) | Có silent mode (hỗ trợ chụp liên tục 10 fps) | Không có | |
Khả năng chụp AF ống kính qua ngàm | Chụp AF (PDAF) được với ống kính Canon EF, Nikon F, Sony A và các ống kính MF | ||
Bộ lưu đệm (buffer) | 89 tấm RAW nén hoặc 40 tấm RAW không nén (177 tấm JPEG) | 87 tấm RAW nén hoặc 28 tấm RAW không nén (76 tấm JPEG) | 28 tấm RAW nén hoặc 14 tấm RAW không nén (50 tấm JPEG) |
Dynamic range | 15 EV | 15 EV (ở ISO thấp) | 13,6 EV |
Joystick | Có | Không có | |
Ống ngắm (viewfinder) | Ống ngắm điện tử 2,36 triệu điểm ảnh XGA OLED Tru-Finder (60 fps) | Ống ngắm điện tử 3,69 triệu điểm ảnh Quad-VGA OLED Tru-Finder (120 fps) | Ống ngắm điện tử XGA 2,36 triệu điểm ảnh OLED (60 fps) |
Độ phóng đại ống ngắm | 0,78 X | 0,71 X | |
Màn hình LCD | Màn hình lật 3 inch (7,6 cm), 922 nghìn điểm ảnh | Màn hình lật 3 inch (7,6 cm), 1,4 triệu điểm ảnh | Màn hình lật 3 inch (7,6 cm), 1,2 triệu điểm ảnh |
Màn hình cảm ứng | Có cảm ứng chạm | Không có | |
Mức ISO lớn nhất | 51200 (mở rộng lên 204800) | 32000 (mở rộng lên 102400) | 25600 (mở rộng lên 25600) |
Mức ISO thấp nhất (native) | 100 (mở rộng xuống 50) | ||
Tốc độ chụp | 1/8000 tới 30 giây | ||
Mức bù sáng (exposure compensation) | +/- 5 EV | ||
Flash liền máy | Không có | ||
Tốc độ sync flash tối đa | 1/250 giây | ||
Khe cắm thẻ nhớ | 2 khe cắm thẻ nhớ SD (1 khe UHS-I và 1 khe UHS-II) | 1 khe cắm thẻ nhớ SD (UHS-1) | |
Hỗ trợ chụp RAW không nén | 14-bit (kể cả khi chụp liên tục) | ||
Chụp ảnh độ phân giải cao bằng Sensor shift | Không có | Có (chụp 4 tấm, dịch chuyển 1 pixel sau từng tấm) | Không có |
Chụp HDR trong máy | 3, 5, 9 tấm chụp bracket | ||
Focus bracketing (để chụp stacking) | Không có | ||
Hỗ trợ chụp time lapse | Không có | ||
Anti-flickering (chống banding với ánh sáng nhân tạo) | Có (nhưng máy chỉ nhận tần số 100 và 120 Hz) | Không có | |
Định dạng video cao nhất | 4K (3840 x 2160), 8-bit 4:2:0 30p internal (100 Mbps XAVC S H.264), full pixel readout, no binning | 4K (3840 x 2160), 8-bit 4:2:0 30p internal (100 Mbps XAVC S H.264), full pixel readout, no binning (chỉ ở S35 mode) | 1920x1080p |
Hybrid Log Gamma | Có | Không có | |
Picture Profile | SLog-2/SLog-3 | SLog-2 | |
Quay slow motion | 120 fps (1080p) | Không có | |
Khe cắm headphone | Có (lỗ cắm 3,5 mm) | ||
Khe cắm microphone | Có (lỗ cắm 3,5 mm) | ||
Cổng flash sync | Không có | Có | Không có |
Cổng Ethernet (LAN) | Không có | ||
Cổng HDMI | Có | ||
Hỗ trợ Wi-Fi | Có (802.11b/g/n với NFC) | ||
Hỗ trợ Bluetooth | Có, Bluetooth Standard Ver. 4.1 (2.4GHz band) | Không có | |
Khe cắm USB | 1 khe USB 3.1 thế hệ 1 (USB-C) và 1 khe USB 2.0 | 1 khe USB 2.0 | |
Dung lượng pin | NP-FZ100 (2280 mAh): chụp 710 tấm (bật LCD) hoặc 610 tấm (bật EVF) | NP-FZ100 (2280 mAh): chụp 650 tấm (bật LCD) hoặc 530 tấm (bật EVF) | NP-FW50 (1020 mAh): chụp 320 tấm (bật LCD) hoặc 280 tấm (bật EVF) |
Khả năng sạc pin khi đang sử dụng | Có, thông qua 1 trong 2 cổng USB | Không, nhưng máy có thể sạc qua cổng USB khi không bật | |
Khả năng chống chịu thời tiết | Chống bụi và chống ẩm | ||
Tuổi thọ màn trập | 500.000 shot | 200.000 shot | |
Mức giá (vào thời điểm công bố) | $1999 | $3199 | $1699 |
Có thể thấy là A7iii cải tiến so với A7ii trên gần như toàn bộ các mặt, chỉ thua kém ở độ phân giải màn hình LCD (922 nghìn điểm ảnh so với 1,2 triệu điểm ảnh). So với A7Riii, ngoài độ phân giải của cảm biến kém hơn thì A7iii gần như không có thua kém đáng kể (độ phân giải màn hình LCD và ống ngắm EVF kém hơn, không có cổng flash sync, khả năng chống rung của IBIS kém hơn 0,5 stop). Không những thế, khả năng AF 10 fps, số điểm AF lên tới 693 điểm PDAF và 425 điểm CDAF, bao phủ 93% cảm biến và buffer nhỉnh hơn A7Riii, A7iii đã sử dụng tối ưu lợi thế về cảm biến lưu trữ ít thông tin hơn và chuyển sang hiệu quả AF. Với đại đa số người dùng, đây là khác biệt có ý nghĩa quan trọng vì độ phân giải 24 MP là đủ cho rất nhiều nhu cầu thông thường, thậm chí cả in ấn. Khác biệt giữa hai máy ảnh này có phần giống A7 và A7R, nhưng có phần còn gần hơn và thể hiện rõ chiến lược của Sony là mang những trải nghiệm “pro” cho cả người dùng “bình dân”.
Là người dùng A7ii lâu năm chắc hẳn các bạn đều nhận ra một số giới hạn của mẫu máy ảnh này (mặc dù nó vẫn là chiếc máy ảnh rất tốt trong tầm giá), như giới hạn khu vực PDAF, tốc độ chụp liên tục, buffer giới hạn, không có khả năng chụp silent, chỉ có 1 khe cắm thẻ nhớ tốc độ thấp, gặp các vấn đề tối góc và color shift với ống kính rangefinder… và với những cải tiến toàn diện này, Sony còn đem tới những tiện ích chúng ta còn chưa trông đợi đến như khả năng lấy nét của A9 và dải dynamic range rộng. Mức giá cao hơn A7ii lúc được công bố là $300 sau gần 4 năm dường như có vẻ cao nhưng với những gì Sony đưa vào A7iii thì đó vẫn là mức giá phù hợp và thậm chí còn giúp Sony chia phân khúc người dùng rõ ràng hơn ở thế hệ máy ảnh mirrorless full frame thứ ba này: cho nhu cầu thông thường và đa dạng (A7iii), cho nhu cầu chụp ảnh dung độ phân giải cao (A7Riii), cho nhu cầu chụp ảnh thể thao, động vật hoang dã hoặc trong điều kiện khắc nghiệt (A9). Chiếc máy ảnh còn lại A7Siii có lẽ sẽ sớm ra mắt để phục vụ cho nhu cầu quay phim và chụp ảnh low light.
Ở phần dưới các bạn có thể xem những video giới thiệu máy ảnh A7iii, review thực tế và video so sánh. Nhiều người đã có câu hỏi rằng điều gì phân biệt giữa A7iii và A9 khi A7iii có gần như tất cả các đặc tính của A9. Mời các bạn xem video cuối cùng để có câu giải đáp.
Reviews
There are no reviews yet.